watch sexy videos at nza-vids!
06:37 - Có Gì HOT

[Share] 11 Cách giúp tăng cường trí nhớ mỗi ngày-p1

Cho dù mục đích của bạn là trở thành người chiến thắng trong chương trình Jeopardy* hay đơn giản chỉ để nhớ ra mình đã đậu xe ở chỗ nào thì bạn đều có thể áp dụng ngay 11 cách dưới đây để tăng cường độ nhanh nhạy cho trí não của bạn.
0
1. Tập trung trong vòng 8 giây
Ngày nay chúng ta lúc nào cũng vội vã. Và đó là lý do khiến lời khuyên này trở nên vô giá: khi bạn muốn ghi nhớ một điều gì đó, hãy tập trung nghĩ về nó trong ít nhất 8 giây. Đó có vẻ là khoảng thời gian dài nếu bạn đang phải gấp gáp hoàn thành cả đống công việc, nhưng đây thật sự là điều rất đáng để làm. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng 8 giây là khoảng thời gian cần thiết để một mẩu thông tin có thể di chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn của con người.
2. Không “bước qua ô cửa”
Chúng ta đều đã từng vào một căn phòng và đột nhiên không tài nào nhớ nổi mình vào đó để làm gì. Đừng lo lắng, không phải là bạn đang trở nên lú lẫn đâu. Có thể chính hiệu ứng “bước qua ô cửa” là nguyên nhân đã khiến cho đầu óc của bạn trở nên trống rỗng. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, trong tất cả các trường hợp nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu trực tuyến và nghiên cứu thực tế, khi bước qua một ô cửa, mọi người dễ dàng quên mình vừa mới làm gì hơn rất nhiều so với khi cũng đi một đoạn đường dài tương tự nhưng không ra khỏi phòng*. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được điều này, nhưng có vẻ như việc bước vào một không gian mới sẽ khiến bộ nhớ của chúng ta bị khởi động lại.
* Cuộc nghiên cứu diễn ra như sau: Các tình nguyện viên ngồi trước màn hình máy tính chơi một video game. Họ di chuyển trong game bằng cách rê chuột. Đầu tiên, họ tiến đến một khối hình học được đặt trên một cái bàn. Nhiệm vụ của họ là lấy khối hình đó đặt sang một cái bàn khác. Khối hình không hiện ra khi người chơi đang mang chúng đi trên đường (giống như nó đã được bỏ vào ba lô của họ). Đôi khi để lấy được khối hình người chơi phải đi hết chiều dài căn phòng, nhưng cũng có khi họ phải đi qua một ô cửa để bước sang một căn phòng khác. Thỉnh thoảng nhà nghiên cứu đột xuất hỏi xem họ đã bỏ khối hình gì vào trong ba lô. Nếu lúc đó người chơi vừa bước qua ô cửa để vào một căn phòng mới, họ sẽ trả lời chậm và ít chính xác hơn so với khi họ cũng vừa đi được một quãng đường dài tương tự nhưng vẫn ở trong căn phòng cũ.
3. Nắm chặt bàn tay lại
Nếu bạn gặp rắc rối về việc ghi nhớ trong khi đang làm việc, hãy nắm lấy một quả bóng xả stress*. Hành động siết chặt nắm tay nếu được thực hiện đúng có thể cải thiện đáng kể khả năng nhớ lại thông tin của bạn. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bạn thuận tay phải, bạn nên nắm bàn tay trái lại trước khi cố gắng ghi nhớ một thông tin nào đó. Sau đó khi bạn cần nhớ lại thông tin ấy, hãy nắm tay trái của bạn lại (làm ngược lại đối với người thuận tay trái). Tuy nhiên, trong mỗi lần nắm tay, bạn nên lưu ý giữ chặt tư thế tay này trong khoảng 45 giây rồi hãy mở ra bạn nhé.
* Bóng xả stress là một loại bóng đồ chơi có thể uốn dẻo, có kích thước nhỏ và có thể nắm gọn trong lòng bàn tay. Người dùng sẽ nắn bóp quả bóng để xả stress, giảm căng cơ hoặc luyện tập cơ tay.
4. Rèn luyện thân thể
Về điểm này, chúng ta phải thừa nhận rằng khoa học xem việc rèn luyện thân thể là một giải pháp hiển nhiên cho mọi vấn đề, và vấn đề về trí nhớ cũng không ngoại lệ. Vận động thân thể sẽ giúp tăng cường sự tỉnh táo và cung cấp thêm oxi cho não, đồng thời cũng kích thích sản sinh những tế bào thần kinh phụ trách việc ghi nhớ. Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngay sau khi tập thể dục nhẹ, phụ nữ có thể nhớ lại tốt hơn so với trước khi tập luyện. Và nếu một bài tập ngắn có thể giúp được bạn ngay lúc này, nó thậm chí sẽ còn hiệu quả hơn nữa khi bạn luyện tập trong thời gian dài. Một cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, những phụ nữ duy trì chế độ luyện tập đều đặn trên 6 tháng có thể cải thiện đáng kể cả trí nhớ ngôn ngữ lẫn trí nhớ không gian của họ.
5. Ngủ
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu như tất cả chúng ta đều đã từng thức trắng đêm trước một bài kiểm tra quan trọng. Nhưng thật ra cho dù bạn có chưa nhồi nhét được chữ nào vào đầu thì việc có một giấc ngủ sâu vẫn tốt hơn là ngồi học bài đến sáng. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các quá trình mà não bộ trải qua khi bạn ngủ sẽ giúp bạn nhớ lại thông tin tốt hơn vào buổi sáng hôm sau. Não bộ của chúng ta tiếp nhận các kích thích khi bạn thức và sử dụng thời gian bạn ngủ để xử lý chúng. Giống như sách giáo khoa sinh học có nói, đó là lúc não chúng ta loại bỏ những thông tin không cần thiết và tăng cường ghi nhớ những điều quan trọng. Ngủ là lúc thông tin được củng cố và đưa vào bộ nhớ dài hạn. Nếu bạn không chịu ngủ, não bộ của bạn sẽ không thực hiện được quá trình này.

Quay lại blog
This post has no comments - be the first one!

UNDER MAINTENANCE
:) GAME TẶNG BẠN
Tag: